Chú thích Tổng đốc Phương

  1. Theo tài liệu của Pháp mang ký hiệu SL. 312 ở Cục lưu trữ Nhà nước II và Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam (tr.193).
  2. Ba "đại gia" kia là: Huyện Sỹ (Lê Phát Đạt, ông ngoại Nam Phương hoàng hậu), Bá hộ Xường, và Bá hộ Định (Trần Hữu Định, điền chủ ở Chợ Lớn.)
  3. Chợ Đũi đầu tiên ra đời đầu thế kỷ 19 tại phường Phạm Ngũ Lão, quận 1 ngày nay, sau dời về góc đường Cách mạng Tháng 8Võ Văn Tần, quận 3. Đũi là thứ hàng dệt bằng tơ gốc, mặt hàng thô (theo ).
  4. Theo Tạ Chí Đại Trường, tr.60.
  5. Sơn Nam cho biết: Kẻ quyền thế thường vận động với các quan lại cao cấp, chịu tốn kém tiệc tùng để được khẩn hoang không tiền (concession gratuite) theo quy chế mà nhà nước dành cho người hữu công: Tổng đốc Phương hưởng theo quy chế này 2.223 mẫu ở các làng Hỏa Lựu, Hòa Hưng và Vĩnh Hòa Hưng (Lịch sử khẩn hoang miền Nam, tr. 218).
  6. Dẫn lại theo Tạ Chí Đại Trường, tr.60.
  7. Tạ Chí Đại Trường (tr. 60) ghi là vào tháng 8.
  8. Lịch sử khẩn hoang miền Nam, tr.134-135.
  9. Danh dự ở đây có nghĩa là chức "hàm". Theo Hồ sơ cá nhân của Đỗ Hữu Phương, nguồn đã dẫn, tr. 60-61.
  10. Theo Tạ Chí Đại Trường, tr. 63.
  11. Hồ sơ này là tài liệu của Giám đốc Nha Nội chính, không thấy có ký tên và đề ngày.
  12. Sài Gòn năm xưa, tr. 254.
  13. Sài Gòn năm xưa, tr. 252 và 260.
  14. 1 2 "Nhì Phương" trong tứ đại phú, báo Thanh Niên, 24/08/2010
  15. Theo Tạ Chí Đại Trường, trong số các con của Đỗ Hữu Phương, có người thành "vị Trung tá trẻ tuổi nhất của quân lực Pháp", có người thành "viên phi công bản xứ đầu tiên của Đông Nam Á" (sách đã dẫn, tr. 63).
  16. Nhóm Nhân văn Trẻ, Hỏi đáp về Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh (tập 4), tr.72. Trong Sài Gòn năm xưa (tr. 255) có chép chuyện này, nhưng không nói ai là tác giả.